5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới đất liền

03/03/2022 00:00           
Đọc tin

Phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng biên giới gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; giảm nghèo bền vững, thu hẹp chênh lệch vùng, miền; cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống, sức khỏe của nhân dân. 

Các cơ quan có liên quan rà soát, cơ cấu lại đất đai, hoàn thành việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống cho nhân dân.

Đó là một trong các mục tiêu của Nghị quyết số 23/NQ-CP về phát triển kinh tế khu vực biên giới đất liền vừa được Chính phủ ban hành ngày 2/3/2022.

Nghị quyết nêu rõ, khu vực biên giới là một địa bàn trọng yếu, đóng vai trò là “phên dậu” của quốc gia, với đường biên giới trên đất liền trải dài hơn 5.000 km bao gồm nhiều cửa khẩu thông với các nước láng giềng nên việc phát triển kinh tế, thương mại, an sinh xã hội trên khu vực này rất quan trọng và cần thiết nhằm phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, qua đó tạo điều kiện cho kinh tế của một vùng, một địa phương cũng như kinh tế của cả quốc gia phát triển, góp phần tăng cường, mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia) và các nước khác trong khu vực.

Trong bối cảnh kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và chăm lo đầu tư xây dựng, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh tại khu vực biên giới. Nhờ đó, kinh tế - xã hội khu vực biên giới đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhiều địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Tuy nhiên, với trình độ và cơ hội phát triển chênh lệch, kinh tế - xã hội vùng biên giới còn chậm phát triển so với mặt bằng chung của tỉnh biên giới và cả nước, kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo, công nghiệp và thương mại dịch vụ nhìn chung chưa phát triển, chưa có sản phẩm chủ lực, sức cạnh tranh yếu, thương mại tiểu ngạch vẫn là chủ yếu, hạ tầng thương mại hạn chế,... Do vậy, để khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế tại khu vực biên giới nhằm phát triển kinh tế biên giới, cần phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển để điều chỉnh và có những giải pháp phù hợp với thực tế.

Thu hút nguồn lực phát triển kinh tế khu vực biên giới

Nghị quyết đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm: 1- Xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế khu vực biên giới; 2- Huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút nguồn lực phát triển kinh tế khu vực biên giới; 3- Phát triển kết cấu hạ tầng khu vực biên giới; 4- Phát triển sản xuất khu vực biên giới; 5- Thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh, an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững ở khu vực biên giới.

Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kêu gọi thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, vốn viện trợ và vốn vay ưu đãi cho các dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực biên giới.

Các bộ, ngành có liên quan và địa phương có biên giới ưu tiên dành nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống, nhất là phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kết nối từ vùng kinh tế phát triển tới vùng khó khăn; trong đó cần thực hiện việc rà soát và xác định rõ đối tượng, địa bàn cụ thể, những công trình thực sự cần thiết, cấp bách, có tính liên kết vùng tại khu vực biên giới để tạo động lực thúc đẩy phát triển, bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải, kéo dài và phù hợp chủ trương “kết hợp quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế; phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương liên quan xây dựng, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp theo vùng chuyên canh tập trung, có quy mô phù hợp, phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng miền gắn với thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP); hướng dẫn thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng tăng diện tích trồng các cây có giá trị kinh tế cao gắn với việc hình thành các vùng chuyên canh, tập trung.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng, cập nhật bản đồ địa hình, bản đồ địa chính các khu vực biên giới; giám sát biến động nguồn nước và các hoạt động khác trên khu vực biên giới đất liền, vùng biển, hải đảo giữa Việt Nam với các nước chia sẻ, cung cấp dữ liệu cho các bộ, ngành và địa phương liên quan khai thác, ứng dụng, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực các tỉnh biên giới.

Các cơ quan có liên quan rà soát, cơ cấu lại đất đai, hoàn thành việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống cho nhân dân. Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và ô nhiễm môi trường vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới, gắn với chính sách định canh, định cư vùng miền núi, biên giới.

Xem bản tin gốc Báo Chính phủ tại đây

Theo Báo điện tử Chính phủ (baochinhphu.vn)
 
Tin liên quan
Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 321/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Huyện nông thôn mới phải có tỉ lệ hài lòng của người dân đạt từ 90% trở lên
(Chinhphu.vn) - Một trong các tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là tỉ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện đạt từ 90% trở lên.
5 trường hợp dữ liệu cá nhân được xử lý mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ thông qua hồ sơ xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Bổ sung trường hợp được miễn lệ phí cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 265/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2022
(Chinhphu.vn) - Điều kiện mới về kinh doanh bất động sản; mức thu lệ phí trước bạ ô tô điện chạy pin là 0% trong vòng 3 năm; tăng mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2022.
Phấn đấu đến 2025, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Chinhphu.vn) - Nhằm thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình).
Hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 05/2022/TT-BTC hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa và chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ, có hiệu lực thi hành từ 1/4/2022.
Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 06/2022/TT-BTC hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch mạng lưới báo chí
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 276/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hướng dẫn giám sát, đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài
(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư 02/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2022.

"Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức"(Điều 87, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ).

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
Văn bản được quan tâm
Liên kết nhanh
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đại biểu nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
Cổng chính phủ
Trung tâm dịch vụ HCC
Báo Khánh Hòa