Đề xuất 3 hình thức khai thác nhà, đất không sử dụng để ở

09/12/2022 00:00           
Đọc tin

(Chinhphu.vn) - Tại dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất không sử dụng vào mục đích để ở giao cho Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, Bộ Tài chính đề xuất ba hình thức quản lý, khai thác nhà, đất.

Cho thuê nhà hoặc bố trí cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tạm thời

Cụ thể, 3 hình thức quản lý, khai thác nhà, đất gồm: Cho thuê nhà; bố trí cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tạm thời; quản lý theo nguyên trạng trong thời gian chờ thực hiện xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật.

Tùy thuộc vào loại nhà, đất và yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn, địa phương sẽ quyết định hình thức cụ thể nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả nhất.

Cho thuê nhà

Phương thức cho thuê: Việc cho thuê nhà (gắn liền với quyền sử dụng đất) của Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà phải thực hiện theo phương thức đấu giá, trừ trường hợp cho các tổ chức hội đặc thù được Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ cơ sở vật chất thuê nhà; cho học sinh, sinh viên thuê ký túc xá; cho thuê nhà có giá trị tiền thuê dưới 10 triệu đồng/năm; cho thuê đối với nhà (gắn liền với đất) trong thời gian chờ xử lý theo quy định của pháp luật; cho đối tượng đang thuê được gia hạn thời hạn thuê nhà. Các trường hợp này được áp dụng theo phương thức niêm yết giá hoặc chỉ định. Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà quyết định phương thức cho thuê đối với từng trường hợp cụ thể.

Thời hạn cho thuê tối đa là 05 năm. Trường hợp cho thuê đối với nhà (gắn liền với đất) trong thời gian chờ xử lý theo quy định của pháp luật, thời hạn tối đa là 01 năm. Trường hợp gia hạn, thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn thuê lần đầu.

Bố trí nhà, đất cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tạm thời

Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, trong khi Nhà nước có quỹ nhà, đất tạm thời nhàn rỗi nhưng các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có nhu cầu sử dụng tạm thời trong thời gian chờ thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp hoặc chờ tiếp nhận trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp để quản lý, sử dụng lại phải đi thuê trụ sở bên ngoài, vừa phát sinh thêm chi phí, vừa ảnh hưởng tới hoạt động.

Để giải quyết vấn đề này, dự thảo quy định trường hợp Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà có quỹ nhà chưa cho thuê thì được bố trí cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước sử dụng tạm thời. Sau khi hết thời hạn sử dụng tạm thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm bàn giao lại tài sản cho Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà để quản lý, khai thác theo quy định tại Nghị định này. Trong thời gian được bố trí sử dụng tạm thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm sử dụng nhà, đất đúng mục đích được bố trí; thực hiện chi trả chi phí điện, nước, nhân công phục vụ, chi phí sửa chữa (nếu có) và các chi phí khác có liên quan

Quản lý theo nguyên trạng trong thời gian chờ thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật

Để chuyên nghiệp hóa việc quản lý quỹ nhà, đất trong thời gian chờ xử lý theo quy định của pháp luật, dự thảo giao Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà có trách nhiệm quản lý theo nguyên trạng (tổ chức thực hiện trông coi, bảo vệ tài sản theo nguyên trạng) đối với quỹ nhà, đất này. Trường hợp có nhu cầu cho thuê trong thời gian chưa thực hiện xử lý, Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà tổng hợp vào Kế hoạch quản lý, khai thác nhà hàng năm để báo cáo UBND cấp tỉnh phê duyệt. Việc cho thuê chỉ được thực hiện ngắn hạn và khi có quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền thì phải chấm dứt hợp đồng, thu hồi lại nhà, đất để xử lý theo quy định.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Xem bản tin gốc Báo điện tử Chính phủ tại đây

Theo Báo điện tử Chính phủ (baochinhphu.vn)
 
Tin liên quan
Xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền
(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước Việt (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022.
Thêm 3 loại giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
(Chinhphu.vn) - Từ ngày 17/1/2023, Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ có hiệu lực, thay thế Thông tư số 04/2016/TT-NHNN ngày 15/4/2016.
Đề xuất bổ sung 37 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
(Chinhphu.vn) - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư ban hành Danh mục bổ sung nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định số 96/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
Hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 24/2022/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về việc thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt.
Hướng dẫn xử phạt hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền
(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 82/2022/TT-BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2022
(Chinhphu.vn) - Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác bị phạt đến 20 triệu đồng; hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ điện thoại thông minh; cách xếp lương viên chức chuyên ngành thể dục thể thao;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2022.
Giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo NHNN
(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo NHNN Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền.
Sửa quy định nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.

"Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức"(Điều 87, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ).

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
Văn bản được quan tâm
Liên kết nhanh
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đại biểu nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
Cổng chính phủ
Trung tâm dịch vụ HCC
Báo Khánh Hòa