Xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền

09/12/2022 00:00           
Đọc tin

(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước Việt (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022.

Xây dựng Nghị định nhằm hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền (PCRT) năm 2022, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCRT

Theo NHNN, việc xây dựng Nghị định nhằm hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền (PCRT) năm 2022, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCRT; xây dựng hệ thống pháp luật về PCRT phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về PCRT mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện trên cơ sở bảo đảm sự độc lập, tự chủ về kinh tế cũng như bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn tài chính quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền nói riêng và công tác phòng, chống tội phạm nói chung.

Dự thảo Nghị định được bố cục gồm 3 Chương, 13 Điều. Theo đó, Nghị định sẽ tập trung quy định chi tiết nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp, đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền; nhận biết khách hàng; chủ sở hữu hưởng lợi; giao dịch với giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; trách nhiệm cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo; thu thập, xử lý và phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền; trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước, trì hoãn giao dịch.

Nguyên tắc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền

Dự thảo nêu rõ các nguyên tắc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền. Theo đó, đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền phải xác định được mức độ rủi ro về rửa tiền của quốc gia.

Kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được sử dụng để xây dựng, cập nhật chính sách, chiến lược và kế hoạch thực hiện sau đánh giá về phòng, chống rửa tiền tương ứng trong từng thời kỳ.

Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện trên cơ sở quy định pháp luật phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của quốc gia.

Trách nhiệm cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo

Về trách nhiệm cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo, dự thảo Nghị định quy định, đối tượng báo cáo phải cung cấp kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật PCRT cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau: Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ PCRT thuộc NHNN đối với các giao dịch được báo cáo theo quy định của Luật PCRT.

Cơ quan Công an hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện trở lên nếu giao dịch liên quan tới tội phạm được báo cáo theo Khoản 3 Điều 37 Luật PCRT.

Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân các cấp nếu giao dịch liên quan tới vụ việc và khách hàng đã có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can. Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng các cơ quan này là người ký yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và thông tin liên quan.

Cơ quan an ninh điều tra nếu giao dịch liên quan tới các đối tượng bị nghi ngờ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan này là người ký yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và thông tin liên quan.

Cơ quan thuế, cơ quan có chức năng điều tra ban đầu nếu giao dịch liên quan tới cá nhân, tổ chức bị nghi ngờ vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan hoặc pháp luật khác liên quan. Yêu cầu cung cấp thông tin phải được Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan Thuế, cơ quan có chức năng điều tra ban đầu ký yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và thông tin liên quan.

Cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khi thực hiện nhiệm vụ theo các quyết định thanh tra, kiểm tra do cấp có thẩm quyền ban hành ký yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và thông tin liên quan. 

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Xem bản tin gốc Báo điện tử Chính phủ tại đây

Theo Báo điện tử Chính phủ (baochinhphu.vn)
 
Tin liên quan
Đề xuất 3 hình thức khai thác nhà, đất không sử dụng để ở
(Chinhphu.vn) - Tại dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất không sử dụng vào mục đích để ở giao cho Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, Bộ Tài chính đề xuất ba hình thức quản lý, khai thác nhà, đất.
Thêm 3 loại giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
(Chinhphu.vn) - Từ ngày 17/1/2023, Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ có hiệu lực, thay thế Thông tư số 04/2016/TT-NHNN ngày 15/4/2016.
Đề xuất bổ sung 37 nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
(Chinhphu.vn) - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư ban hành Danh mục bổ sung nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định số 96/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
Hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 24/2022/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về việc thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt.
Hướng dẫn xử phạt hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền
(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 82/2022/TT-BQP hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2022
(Chinhphu.vn) - Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác bị phạt đến 20 triệu đồng; hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ điện thoại thông minh; cách xếp lương viên chức chuyên ngành thể dục thể thao;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2022.
Giao dịch từ 300 triệu đồng trở lên phải báo cáo NHNN
(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo NHNN Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền.
Sửa quy định nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.

"Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức"(Điều 87, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ).

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
Văn bản được quan tâm
Liên kết nhanh
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đại biểu nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
Cổng chính phủ
Trung tâm dịch vụ HCC
Báo Khánh Hòa