Điều chỉnh một số nội dung của Quy chế phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Quyết định 2976/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh có hiệu lực từ ngày 31/10/2022 điều chỉnh một số nội dung của Quy chế phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động bưu chính, viễn thông ban hành kèm theo Quyết định số 2374/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ảnh minh họa, nguồn: báo Khánh Hòa
Theo đó Sở Công thương và Chi cục quản lý thị trường không thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Quyết định; Cục Quản lý thị trường sẽ là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh thay cho Sở Tài chính. Nội dung điều chỉnh cụ thể như sau:
Quyết định 2374/QĐ-UBND ngày 17/8/2018
của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
Quyết định 2976/QĐ-UBND ngày 31/10/2022
của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
Điều 1:
Quy chế này quy định về trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương, Công an tỉnh, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng, an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính, chuyển phát, viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng (sau đây gọi tắt là bưu chính, viễn thông) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
|
Quy chế này quy định về trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng, an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính, chuyến phát, viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng (sau đây gọi tắt là bưu chính, viễn thông) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
|
Khoản 4 Điều 4:
Tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định, làm thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng giám định về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 của Quốc hội ngày 20 tháng 6 năm 2012 và Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
|
Tiếp nhận quyết định trưng cầu giám định, tiến hành thực hiện giám định đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
|
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Công thương
|
Điều 6. Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường tỉnh - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh
|
1. Chủ trì và chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường trong việc kiểm tra, xử lý hàng lậu và hàng giả qua đường bưu chính, chuyển phát.
2. Phối hợp tham gia khi có yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác kiểm tra trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát.
3. Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thực hiện một số nội dung sau:
- Giúp Sở Công thương triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường bưu chính, chuyển phát.
- Trường hợp nhận được tin báo và đề nghị phối hợp về vụ vận chuyển buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường bưu chính, chuyển phát, Chi cục Quản lý thị trường kịp thời phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Nếu phát hiện các vụ vận chuyển buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường bưu chính, chuyển phát, Chi cục Quản lý thị trường kịp thời thông báo và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xử lý theo quy định của pháp luật.
|
1. Chủ trì triển khai thực hiện việc kiểm tra, xử lý hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường bưu chính, chuyển phát.
2. Trường hợp nhận được tin báo và đề nghị phối hợp về vụ vận chuyển buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường bưu chính, chuyển phát, Cục Quản lý thị trường kịp thời phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Nếu phát hiện các vụ vận chuyển buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường bưu chính, chuyển phát, Cục Quản lý thị trường tỉnh kịp thời thông báo và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xử lý theo quy định của pháp luật.
|
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Tài chính - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.
|
Bãi bỏ Điều 7.
|
Điều 12. Chế độ báo cáo
Sở Công thương, Công an tỉnh, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm định kỳ hàng năm (trước ngày 10 tháng 12 năm báo cáo) báo cáo kết quả, đánh giá đề xuất trong quá trình thực hiện về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động bưu chính, viễn thông về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, gửi Sở Tài chính - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh.
|
Sửa đổi thành: Chế độ báo cáo
Công an tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh có trách nhiệm định kỳ hàng năm (trước ngày 10 tháng 12 năm báo cáo) báo cáo kết quả, đánh giá đề xuất trong quá trình thực hiện về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động bưu chính, viễn thông về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
|
Điều 13. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Quy chế này; Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Tài chính, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Chi cục Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để tổ chức, thực hiện tốt nội dung phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
|
Sửa đổi thành:
1. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Quy chế này; Công an tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để tổ chức, thực hiện tốt nội dung phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ của mình.”
|
Thu Hương
|