Quy định giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện

11/01/2023 00:00        
Đọc tin

(Chinhphu.vn) - Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 42/2022/TT-BCT quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện.

Theo Thông tư quy định, Sở Công Thương có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp đến 110 kV nếu các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại và có thoả thuận đề nghị Sở Công Thương giải quyết tranh chấp. 

Cục Điều tiết điện lực có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp trên 110 kV nếu các bên chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mại và có thỏa thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực giải quyết tranh chấp.

Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương chỉ giải quyết tranh chấp trong trường hợp hai bên không tự thương lượng được và có thỏa thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực hoặc Sở Công Thương giải quyết.

Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện

Thông tư nêu rõ trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện. Trước khi đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết tranh chấp, các bên phải tiến hành tự thương lượng. 

Trường hợp tự thương lượng không thành, một bên hoặc hai bên có quyền gửi văn bản đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền.

Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị giải quyết tranh chấp, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm thông báo tới các bên liên quan về việc tiếp nhận xử lý tranh chấp. Trường hợp từ chối đề nghị giải quyết tranh chấp, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có quyền yêu cầu các bên liên quan cung cấp hồ sơ tài liệu; kiểm tra thực tế (trong trường hợp cần thiết) và xác minh hoàn thiện hồ sơ. 

Chậm nhất sau 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm tổ chức họp hoà giải. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức họp hòa giải, Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm ban hành văn bản thông báo về kết quả giải quyết tranh chấp.

Đối với vụ việc có tính chất phức tạp, việc tổ chức họp hòa giải và ban hành văn bản thông báo về kết quả giải quyết tranh chấp không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. 

Nếu một trong hai bên không nhất trí với kết quả giải quyết tranh chấp của Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương thì có quyền đưa ra Trọng tài thương mại hoặc khởi kiện tại Toà án để giải quyết.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/02/2023.

Xem bản tin gốc Báo điện tử Chính phủ tại đây

Theo Báo điện tử Chính phủ (baochinhphu.vn)
 
Tin liên quan
Đề án hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 01/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”.
Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 07/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030.
Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
(Chinhphu.vn) - Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 67/2022/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2014/TT-BCA ngày 16/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2023.
Tháng 12/2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 9 văn bản QPPL
(Chinhphu.vn) - Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp, trong tháng 12/2022, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 9 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 8 nghị định của Chính phủ và 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập
(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 20/2022/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Hướng dẫn xếp lương viên chức thiết bị, thí nghiệm trong trường trung học
(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 21/2022/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức thiết bị, thí nghiệm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Điều kiện thi, xét nâng hạng cảng vụ viên đường thủy
(Chinhphu.vn) - Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 39/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành cảng vụ đường thủy nội địa (ĐTNĐ).
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2023
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2022/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

"Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức"(Điều 87, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ).

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
Văn bản được quan tâm
Liên kết nhanh
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đại biểu nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
Cổng chính phủ
Trung tâm dịch vụ HCC
Báo Khánh Hòa