Quy định mới về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

09/04/2025 16:07           
Đọc tin

(Chinhphu.vn) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được thực hiện công khai, minh bạch

Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định tại Nghị định này gồm:

1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật, gồm: a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự (vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu).

2. Bất động sản vô chủ, gồm: a) Bất động sản không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự; b) Bất động sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về dân sự.

3. Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, gồm: Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Tài sản là di sản không có người thừa kế, gồm: a) Tài sản không có người nhận thừa kế theo quy định tại Điều 622 Bộ luật Dân sự; b) Tài sản hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế nhưng không có người chiếm hữu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự; c) Phần quyền sở hữu bất động sản khi một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế theo quy định tại khoản 4 Điều 218 Bộ luật Dân sự.

5. Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ lại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan (hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan).

6. Tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g, i và k khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định này.

Việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho Nhà nước Việt Nam được thực hiện thông qua bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (bộ, cơ quan trung ương) hoặc chính quyền địa phương. Trường hợp khi chuyển giao đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận; nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận thuộc trung ương quản lý thì được xác định là chuyển giao thông qua bộ, cơ quan trung ương; nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận thuộc địa phương quản lý thì được xác định là chuyển giao thông qua chính quyền địa phương. Đối với tài sản do các chuyên gia, nhà thầu, tư vấn nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam mà không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, nếu dự án do trung ương quản lý thì được xác định là chuyển giao thông qua bộ, cơ quan trung ương; nếu dự án do địa phương quản lý thì được xác định là chuyển giao thông qua chính quyền địa phương.

7. Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.

8. Tài sản được đầu tư theo phương thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, gồm: Tài sản được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL), Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT).

9. Tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, gồm: Tài sản được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được thực hiện công khai, minh bạch

Nghị định cũng nêu rõ nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Theo đó, việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định tại Nghị định này phải được lập thành văn bản; bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan. Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đồng thời là cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản và đơn vị chủ trì quản lý tài sản đồng thời là cơ quan có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản thì việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được thực hiện đồng thời với việc phê duyệt phương án xử lý tài sản thông qua Quyết định của người có thẩm quyền.

Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được lập thành phương án, được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản. Phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được áp dụng theo mẫu thống nhất quy định tại Nghị định này.

Trường hợp cơ quan quản lý tài sản công là đơn vị chủ trì quản lý tài sản thì trình tự, thủ tục lập, trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án xử lý tài sản thực hiện theo quy định áp dụng đối với đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

Việc xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu được thực hiện đối với tài sản của từng vụ việc. Trường hợp giá trị tài sản của một vụ việc dưới 100 triệu đồng thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản có thể tổng hợp tài sản của nhiều vụ việc để xử lý một lần trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản (trừ tài sản là hàng hóa, vật phẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15, điểm a, điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định này).

Trường hợp tài sản phải thực hiện giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, lấy ý kiến của các cơ quan chuyên ngành trước khi đề xuất, lập phương án xử lý hoặc quyết định xử lý thì thời gian giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, lấy ý kiến không tính vào thời hạn lập hồ sơ, thời hạn trình, thời hạn phê duyệt phương án xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định này.

Đối với tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này thông qua hợp đồng tặng cho hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác quy định tại Điều 223 Bộ Luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan (nếu có) thì không phải thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định tại Nghị định này...

 

Xem bản tin gốc Báo điện tử Chính phủ tại đây

Theo Báo điện tử Chính phủ (baochinhphu.vn)

Hoàng Hợi (St)
 
Tin liên quan
Trách nhiệm của các cơ quan trong tổ chức thi hành pháp luật
(Chinhphu.vn) - Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2025/NĐ-CP về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Triển khai Nghị quyết của UBTVQH về thực hiện chính sách, pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 10/4/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 1313/NQ-UBTVQH15 ngày 25/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023 (Kế hoạch).
Hướng dẫn các quy định mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
(Chinhphu.vn) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Quy định mới về kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 79/2025/NĐ-CP quy định về kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Kế hoạch sắp xếp ĐVHC, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
(Chinhphu.vn) - Ngày 07/4/2025, Chính phủ có Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Kế hoạch).
Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
(Chinhphu.vn) - Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2025/NĐ-CP ngày 2/4/2025 gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2025/NĐ-CP ngày 2/4/2025 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025.
Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại TPHCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
(Chinhphu.vn) - Quy định mới về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh; sửa quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025.

"Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức"(Điều 87, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ).

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
Văn bản được quan tâm
Liên kết nhanh
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đại biểu nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
UBMT
Trung tâm dịch vụ HCC
Báo Khánh Hòa