Thủ tướng chỉ thị tăng cường phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

03/04/2024 00:00           
Đọc tin

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 1/4/2024 yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Chỉ thị nêu rõ, do ảnh hưởng của El Nino, từ đầu năm đến nay lượng mưa ở nhiều vùng trên cả nước bị thiếu hụt, nền nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đã xảy ra ở một số địa phương, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, Tây Nguyên.

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian tới, nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt trong mùa hè; nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm; mùa lũ ở Bắc Bộ ít có khả năng đến sớm, dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên sông Đà có thể thiếu hụt 30-40% so với trung bình nhiều năm; nguy cơ tiếp tục xảy ra nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, nhất là ở khu vực Trung Bộ và Nam Bộ.

Chủ động có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả

Để hạn chế thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng các Bộ và Thủ trưởng cơ quan có liên quan tổ chức theo dõi sát tình hình, tăng cường chỉ đạo triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai, thời tiết cực đoan, nhất là nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là các địa phương khu vực Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương: Theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về thời tiết, khí tượng, thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn; kiểm kê, nắm chắc thông tin về nguồn nước trên địa bàn để cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn của địa phương phù hợp với các kịch bản nguồn nước. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước ngọt.

Tuân thủ chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; trường hợp xảy ra thiếu nước không bảo đảm cung cấp đủ cho các nhu cầu sử dụng, phải ưu tiên cấp đủ nước cho sinh hoạt, tưới cho cây lâu năm có giá trị kinh tế cao và các nhu cầu thiết yếu khác; vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thủy lợi để lấy nước, chủ động trữ nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu tối thiểu nước tưới cho cây trồng khi xảy ra thiếu nước, hạn chế thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp.

Không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là các địa phương khu vực Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt để chủ động tổ chức triển khai giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân, không để người dân thiếu nước sinh hoạt, trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển nước để cung cấp cho người dân.

Chủ động nạo vét các kênh mương, hồ chứa nước bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước, kết hợp tận thu vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật; rà soát, đánh giá khả năng lấy nước các công trình thủy lợi, nhất là dọc các tuyến sông xảy ra tình trạng hạ thấp mực nước và gia tăng xâm nhập mặn để chủ động triển khai các giải pháp thích ứng phù hợp.

Bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; ưu tiên bố trí kinh phí để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình phục vụ cấp nước, kiểm soát nguồn nước, đặc biệt công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, công trình lấy nước ven sông và hồ chứa nước ngọt.

Triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả, giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn

Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động, kịp thời tổ chức theo dõi, dự báo chuyên ngành về nguồn nước, xâm nhập mặn, cung cấp thông tin cho các địa phương và người dân vùng ảnh hưởng; chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả, giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đối với công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn đang xây dựng để sớm đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả.

Chỉ đạo vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi để điều phối nguồn nước, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước cho các đối tượng sử dụng nước theo khả năng nguồn nước; hiện đại hóa, vận hành tối ưu, khai thác hiệu quả công trình thủy lợi, chống thất thoát, lãng phí nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương rà soát, đánh giá ảnh hưởng của tình trạng hạ thấp mực nước trên các tuyến sông liên tỉnh đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi để có giải pháp khắc phục, bảo đảm hoạt động của công trình thủy lợi.

Tổng hợp, báo cáo tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan rà soát, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kịp thời hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định của pháp luật.

Theo dõi, dự báo sớm, đảm bảo độ tin cậy về tình hình thời tiết, hạn hán, xâm nhập mặn

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chỉ đạo theo dõi, dự báo sớm, đảm bảo độ tin cậy về tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, kịp thời cung cấp thông tin cho các địa phương và cơ quan có liên quan để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy trình vận hành liên hồ chứa theo hướng linh hoạt nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, bảo đảm nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt, phát điện.

Phối hợp, hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng quy định pháp luật liên quan đến việc sử dụng vật liệu tận thu khi nạo vét kênh mương, hồ chứa nước, tạo điều kiện tăng cường xã hội hóa tham gia thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chủ hồ thủy điện chủ động phối hợp với cơ quan chức năng của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương có liên quan xây dựng phương án vận hành các hồ chứa thủy điện và huy động điện phù hợp từ các nhà máy thủy điện để bảo đảm nước sinh hoạt, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng nước khác, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn nước cho phát điện.

Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với các cơ quan truyền thông và các địa phương tăng cường phổ biến, hướng dẫn cho người dân các biện pháp bảo vệ sức khỏe, nhất là trong những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp với các địa phương chỉ đạo triển khai các giải pháp ứng phó nguy cơ thiếu nước sinh hoạt theo lĩnh vực được phân công; chủ động phối hợp với các địa phương và cơ quan có liên quan nghiên cứu, triển khai phương án để từng bước chủ động cấp nước sinh hoạt cho người dân tại các khu vực thường xuyên xảy ra thiếu nước, xâm nhập mặn hàng năm.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan kịp thời tổng hợp, tìm nguồn, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ kinh phí để thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo quy định.

Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục làm tốt công tác truyền thông, đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, nâng cao nhận thức của người dân trong sử dụng tiết kiệm điện, nước và tạo ra sức mạnh của toàn dân trong phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này theo chức năng, nhiệm vụ được giao./. 

Xem bản tin gốc Báo điện tử Chính phủ tại đây

Theo Báo điện tử Chính phủ (baochinhphu.vn)

Thành Luân (St)
 
Tin liên quan
Chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia như thế nào?
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTC quy định về định mức chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia tại cửa kho dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.
Quy định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 21/2024/TT-BTC quy định về định mức chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.
Quy định về nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng
Quy định về nhập khẩu, xuất khẩu hóa chất Bảng đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 quy định việc thực hiện Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
Quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Ngày 28 tháng 3 năm 2024 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 270/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 phê duyệt Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.
Sửa quy định về quản lý và kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn về quản lý và kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán.
Quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 19/2024/TT-BTC quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản hàng dự trữ quốc gia và định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.
Quy định mới về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục
(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 03/2024/TT-BGDĐT quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục.
Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có hiệu lực 05 năm
(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHĐT quy định hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu. Theo đó, chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có hiệu lực 05 năm.

"Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức"(Điều 87, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ).

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
Văn bản được quan tâm
Liên kết nhanh
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đại biểu nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
Cổng chính phủ
Trung tâm dịch vụ HCC
Báo Khánh Hòa