Dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một

14/12/2023 00:00           
Đọc tin

(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 23/023/TT-BGDĐT quy định về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.

Theo Thông tư, việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một nhằm mục đích chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, tạo hứng thú, chủ động cho trẻ trong học tập; hình thành một số kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.

5 nội dung dạy và học tiếng Việt

Dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo các nội dung cụ thể sau: Chuẩn bị tâm thế vào lớp Một; Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản; Hình thành và phát triển năng lực nghe, nói; Hình thành và phát triển năng lực đọc; Hình thành và phát triển năng lực viết.

Các nội dung này được sắp xếp theo trình tự khoa học, tương ứng với 20 bài học, thể hiện thông qua các chủ đề, chủ điểm gần gũi và phù hợp với trẻ theo định hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất người học.

Cụ thể, chuẩn bị tâm thế vào lớp Một: Trẻ được làm quen với môi trường vật chất ở trường, lớp cấp tiểu học: không gian lớp học, trường học, thư viện, phòng học bộ môn, khu vui chơi, bán trú, công trình phụ trợ; đồ dùng học tập, thiết bị dạy học và phương tiện học tập. Trẻ được tham gia học tập và tham gia các hoạt động giáo dục khác; được rèn nếp sống tự lập, tự phục vụ và sinh hoạt tập thể theo quy định của lớp, trường.

Hình thành các kĩ năng học tập cơ bản gồm: Kĩ năng chuẩn bị, sử dụng, bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập, xác định được các vị trí trên bảng con, bảng lớn trong không gian lớp học, trường học. Kĩ năng sử dụng các kí hiệu, quy ước được sử dụng trong học tập, vui chơi và trong các hoạt động tập thể khác.

Hình thành và phát triển năng lực nghe, nói: Biết cách sử dụng tiếng Việt trong những nghi thức giao tiếp cơ bản: cảm ơn, xin lỗi, hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản. Nghe - nói trong những tình huống làm quen ban đầu và giao tiếp bằng tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi.

Hình thành và phát triển năng lực đọc: Rèn kĩ thuật sử dụng sách, kĩ thuật đọc đúng: cầm sách, mở sách, lật sách; giữ khoảng cách giữa mắt với sách; nhận biết bìa sách và trang sách, chữ và hình ảnh minh họa trong sách. Củng cố việc nhận dạng và đọc được chữ cái đơn (một âm ghi bằng một chữ) là chữ in thường, các chữ số từ 1 đến 9.

Hình thành và phát triển năng lực viết: Biết ngồi viết đúng tư thế, biết cách cầm bút chì bằng ba đầu ngón tay, biết cách tô chữ và chữ số trên vở ô li. Tô được các tổ hợp nét cơ bản: nét ngang, nét thẳng, nét xiên trái, nét xiên phải; thực hiện các hoạt động tô chữ, tô từ và tô chữ số từ 1 đến 9.

Thời gian học tối đa 01 tháng

Thông tư nêu rõ, thời lượng thực hiện không quá 80 tiết học (mỗi tiết 35 phút), tối đa là 01 tháng; thời gian thực hiện trong hè, trước khi trẻ học chương trình lớp Một. Các địa phương, nhà trường tùy tình hình thực tế để bố trí thời gian, thời lượng cho phù hợp, hiệu quả.

Tùy vào điều kiện về lớp học, giáo viên, đối tượng trẻ và điều kiện sống ở từng địa phương, Hiệu trưởng và bộ phận chuyên môn lập kế hoạch chi tiết về việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một phù hợp, hiệu quả.

Giáo viên tham gia dạy học tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một được hưởng chế độ theo quy định.

Trẻ tham gia học tiếng Việt trước khi vào lớp Một được hưởng các chính sách dành cho học sinh vùng dân tộc thiểu số tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/01/2024.

Xem bản tin gốc Báo điện tử Chính phủ tại đây

Theo Báo điện tử Chính phủ (baochinhphu.vn)

Nguyễn Phú (St)
 
Tin liên quan
Sửa đổi tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
(Chinhphu.vn) - Chính phủ ban hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2023 về tuyển dụng và quản lý viên chức, trong đó sửa đổi tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo cho người nước ngoài dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam
Chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo cho người nước ngoài dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Việt Nam vừa được Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng ký ban hành tại Quyết định số 4159/QĐ-BGDĐT ngày 06/12/2023 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Hướng dẫn về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực kế hoạch đầu tư và thống kê
(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 12/2023/TT-BKHĐT hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và thống kê.
Đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh theo 2 mức độ
(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 24/2023/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, công nhận “Đơn vị học tập” cấp huyện, tỉnh.
Sửa quy định đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan
(Chinhphu.vn) - Chính phủ ban hành Nghị định 89/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về hoạt động nhiếp ảnh và Nghị định số 126/2018/NĐ-CP ngày 20/9/2018 của Chính phủ quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.
Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
(Chinhphu.vn) - Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 105/2023/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa
(Chinhphu.vn) - Chính phủ ban hành Nghị định 86/2023/NĐ-CP quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Thôn, tổ dân phố văn hóa", "Xã, phường, thị trấn tiêu biểu".
Xử lý tiền Việt Nam bị hủy hoại trái pháp luật
Quy định xử lý tiền Việt Nam bị hủy hoại trái pháp luật đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 87/2023/NĐ-CP ngày 08/12/2023 quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày 02/02/2024.
Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023 - 2030
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1591/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023 - 2030 và có hiệu lực thi hành từ ngày 08/12/2023.
Điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 72/2023/TT-BTC ngày 01/12/2023 quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính.

"Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức"(Điều 87, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ).

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
Văn bản được quan tâm
Liên kết nhanh
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đại biểu nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
Cổng chính phủ
Trung tâm dịch vụ HCC
Báo Khánh Hòa