Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

15/09/2023 00:00           
Đọc tin

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát triển ngành nghề nông thôn hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị; bảo đảm tăng trưởng xanh.

Phát triển kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu chung của Chiến lược là phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; góp phần bảo vệ môi trường, tôn tạo, giữ gìn cảnh quan, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nghề nông thôn đạt khoảng 6,0 - 7,0%/năm. Thu nhập bình quân lao động trong các hoạt động ngành nghề nông thôn gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020.

Thu hút được khoảng 5 triệu lao động thường xuyên trong các hoạt động ngành nghề nông thôn. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng ngành nghề nông thôn đạt trên 6,0 tỷ USD/năm.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực ngành nghề nông thôn là 80% và tỷ lệ được cấp bằng, chứng chỉ đạt 35%.

Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định đáp ứng 70% nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn.

Tầm nhìn đến năm 2045, ngành nghề nông thôn tiếp tục là hoạt động mang lại thu nhập, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân; phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng phát triển bền vững, thông minh, thân thiện với môi trường, gắn với xây dựng không gian nông thôn xanh, sạch, đẹp; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử và truyền thống của vùng, miền.

Định hướng phát triển ngành nông nghiệp

Chiến lược đưa ra định hướng phát triển theo nhóm ngành nghề nông thôn gồm: Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; Nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; Nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; Nhóm sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; Nhóm sản xuất muối; Nhóm dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn. 

Trong đó, đối với nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản: Tăng tỷ lệ sử dụng máy móc, thiết bị và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường vào sản xuất. Cải tiến quy trình sản xuất theo chuỗi, đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Đối với nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Tạo các mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, phát triển sản xuất theo hướng làm quà tặng, đồ lưu niệm phục vụ đối tượng khách du lịch. Tăng cường liên kết giữa các làng nghề thủ công mỹ nghệ, kết hợp các nguyên liệu, vật liệu tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, có tính nghệ thuật, có khả năng sử dụng cao.

Đối với nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn: Nâng cao năng lực các cơ sở xử lý, chế biến tạo ra các loại nguyên liệu mới, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành nghề nông thôn, nhất là sản xuất nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường và thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu. Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn được cấp chứng chỉ bền vững gắn với các nhà máy sơ chế, chế biến, sản xuất các sản phẩm ngành nghề nông thôn, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu...

Tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống

Về định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề: Tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền, gắn với du lịch; xây dựng các kênh phân phối, giới thiệu sản phẩm làng nghề; ưu tiên thành lập các hội, hiệp hội nghề ở các địa phương, các trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề; hỗ trợ thiết kế mẫu mã, hoàn thiện sản phẩm, thông tin thị trường phục vụ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề. 

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đối với thị trường trong nước: Kết nối tiêu thụ sản phẩm với các đô thị lớn; đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao; xây dựng các chương trình du lịch nông thôn, du lịch làng nghề để xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm ngành nghề nông thôn. 

Đối với thị trường xuất khẩu: Đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…; mở rộng sang các thị trường tiềm năng khu vực Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi.

Đa dạng hoạt động trải nghiệm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn

Về bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch làng nghề: Khẩn trương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư vào các cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung; giữ gìn cảnh quan nông thôn gắn với làng sinh thái, thông minh, bảo đảm xanh, sạch, đẹp và thân thiện môi trường; triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn, du lịch làng nghề trong xây dựng nông thôn mới; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nông thôn; đa dạng hoạt động trải nghiệm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn. 

Xem bản tin gốc Báo điện tử Chính phủ tại đây

Theo Báo điện tử Chính phủ (baochinhphu.vn)

Nguyễn Phú (St)
 
Tin liên quan
Hướng dẫn một số nội dung về chương trình phát triển đô thị
(Chinhphu.vn) - Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 06/2023/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về chương trình phát triển đô thị.
Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành
(Chinhphu.vn) – Ngày 18/9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 23/2023/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.
Sửa quy định sử dụng người lao động nước ngoài
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển người quản lý doanh nghiệp nhà nước
(Chinhphu.vn) - Nghị định số 69/2023/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành đã bổ sung quy định về tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên.
Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1056/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật giai đoạn 2023 - 2030”.
Điều kiện, mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
(Chinhphu.vn) - Chính phủ ban hành Nghị định 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Trong đó, Nghị định quy định mức phí bảo hiểm đối với mô tô 2 bánh từ 50cc trở lên là 60.000 đồng, xe ô tô không kinh doanh vận tải dưới 6 chỗ là 437.000 đồng, từ 6-11 chỗ là 794.000 đồng...
Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển xe ô tô, xe máy
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 60/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, có hiệu lực từ ngày 22/10/2023.
Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử
(Chinhphu.vn) - Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 13/2023/TT-BNV hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử.
Quy định mới về mức thu phí trong lĩnh vực y tế
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 59/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/10/2023.
Hướng dẫn hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
(Chinhphu.vn) - Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 16/2023/TT-BCT hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt.

"Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức"(Điều 87, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ).

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
Văn bản được quan tâm
Liên kết nhanh
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đại biểu nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
Cổng chính phủ
Trung tâm dịch vụ HCC
Báo Khánh Hòa