Giải quyết vướng mắc trong sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ

23/06/2023 00:00           
Đọc tin

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thay thế Nghị định số 33/2019/NĐ-CP.

Giải quyết vướng mắc trong quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ

Bộ Tài chính cho biết, qua 04 năm triển khai thực hiện Nghị định số 33/2019/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đã phát sinh những hạn chế, bất cập cần được giải quyết, khắc phục để tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác đối với các tài sản này. Một số khó khăn, bất cập chủ yếu bao gồm:

Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa phản ánh hết tính chất đặc thù của từng loại tài sản, chủ yếu hiện nay thực hiện theo phương thức trực tiếp tổ chức khai thác tài sản, dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện và chưa thực sự phát huy được hiệu quả nguồn lực tài chính từ khai thác tài sản công này; theo đó cần phải sửa đổi, bổ sung về phương thức khai thác, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện theo hướng: (i) Bổ sung phương thức chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (áp dụng đối với loại tài sản được thu phí theo quy định của pháp luật); (ii) Quy định cụ thể về phạm vi của phương thức khai thác (bao gồm toàn bộ hay cả trường hợp khai thác một phần của từng tài sản); (iii) Sửa đổi về trình tự, thủ tục thực hiện cho phù hợp với đặc thù tài sản và thực tế hiện nay.

Bên cạnh đó, việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo một số hình thức (như: Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao; bán tài sản) không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực tế hiện nay; đồng thời một số loại tài sản (như nhà hạt quản lý đường bộ) không còn nhu cầu sử dụng hoặc thay đổi quy hoạch loại ra khỏi danh mục tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhưng chưa có cơ chế để thực hiện chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý; một số loại tài sản trong quá trình thực hiện xử lý cần phải có ý kiến của đối tượng bị ảnh hưởng có liên quan…; theo đó cần phải sửa đổi, bổ sung về hình thức xử lý, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện cho phù hợp với đặc thù tài sản và thực tế hiện nay.

Ngoài ra, hoạt động kế toán, báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa được đầy đủ và kịp thời; việc cập nhật thông tin, số liệu vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ còn chậm, chưa đầy đủ các chỉ tiêu thông tin đầu vào, đầu ra; theo đó cần phải sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể mẫu biểu báo cáo tài sản phục vụ yêu cầu quản lý, phù hợp để tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

Sửa đổi 28/30 Điều, bổ sung 04 Điều 

Sau khi rà soát, tổng hợp ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và các địa phương, đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị định số 33/2019/NĐ-CP đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung và thay thế nhiều Điều của Nghị định.

Cụ thể: Sửa đổi 28/30 Điều (quy định về: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản; hồ sơ quản lý tài sản, kế toán tài sản; giao tài sản; bảo trì tài sản; khai thác tài sản; xử lý tài sản; chế độ báo cáo và cơ sở dữ liệu về tài sản; trách nhiệm thi hành); bổ sung 04 Điều (quy định về: Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản; chuyển giao tài sản về địa phương quản lý, xử lý; xử lý tài sản trong trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao tài sản cho doanh nghiệp quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; sử dụng đất gắn với tài sản).

Từ cơ sở nêu trên, việc Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (thay thế cho Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23/4/2019 của Chính phủ) là cần thiết và có cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn.

Mục đích việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình giao, quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ, bảo đảm tất cả các tài sản kết cấu hạ tầng đều xác định được chủ thể chịu trách nhiệm trước Nhà nước trong quản lý, hạch toán tài sản, khai thác tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý qua các thời kỳ.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Xem bản tin gốc Báo điện tử Chính phủ tại đây

Theo Báo điện tử Chính phủ (baochinhphu.vn)
 
Tin liên quan
Cần thiết xây dựng Nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở
(Chinhphu.vn) - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang dự thảo Nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở với mục đích hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định pháp luật đối với lĩnh vực thông tin cơ sở để khẳng định và phát huy vai trò, thế mạnh của toàn bộ hệ thống.
Đề xuất 6 trường hợp được thực hiện chế độ điều dưỡng trong Công an nhân dân
(Chinhphu.vn) - Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định chế độ điều dưỡng trong Công an nhân dân.
Sửa đổi tiêu chuẩn giám định viên tư pháp xây dựng
(Chinhphu.vn) - Tiêu chuẩn của giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc vừa được sửa đổi tại Nghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích
(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
Bãi bỏ 03 Thông tư trong lĩnh vực giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 12/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ một số thông tư do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong lĩnh vực giáo dục.
Quản lý cửa khẩu biên giới đất liền
Kể từ ngày 31 tháng 7 năm 2023 Nghị định 34/2023/NĐ-CP ngày 16/6/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền có hiệu lực pháp luật.
Hoàn thiện quy định về xử phạt VPHC lĩnh vực sở hữu công nghiệp
(Chinhphu.vn) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP.
Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 36/2023/NĐ-CP ngày 21/6/2023 về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
7 đối tượng được lắp đặt thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên
(Chinhphu.vn) - Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
Đề xuất mới về áp dụng khung giá tính thuế tài nguyên
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44/2017/TT-BTC quy định khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau và Thông tư số 05/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44.

"Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức"(Điều 87, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ).

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
Văn bản được quan tâm
Liên kết nhanh
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đại biểu nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
Cổng chính phủ
Trung tâm dịch vụ HCC
Báo Khánh Hòa