Đề xuất thành lập Vụ, Cục, tổ chức pháp chế tại các Bộ, đơn vị sự nghiệp công lập

07/10/2022 00:00        
Đọc tin

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP sẽ bổ sung tổ chức pháp chế tại các đơn vị sự nghiệp công lập; quy định các bộ, cơ quan ngang bộ có Vụ hoặc Cục thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện công tác pháp chế.

 

Bộ Tư pháp Họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

Đề xuất thành lập Vụ, Cục pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang bộ

Cổng TTĐT Bộ Tư pháp cho biết, chiều 5/10, Bộ Tư pháp đã tổ chức Họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (Nghị định số 55).

Theo Báo cáo một số nội dung định hướng lớn xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 55, các đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện thành lập thì thủ trưởng đơn vị quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế hoặc bố trí nhân viên pháp chế chuyên trách…

Do đó, dự kiến dự thảo Nghị định sửa đổi sẽ bổ sung tổ chức pháp chế tại các đơn vị sự nghiệp công lập và đối tượng áp dụng của Nghị định.

Về tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế tại các bộ, cơ quan ngang bộ, để đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, Nghị định sửa đổi, bổ sung theo định hướng quy định các bộ, cơ quan ngang bộ có Vụ hoặc Cục thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện công tác pháp chế.

2 phương án tổ chức pháp chế ở các cơ quan thuộc Chính phủ

Đối với tổ chức pháp chế ở các cơ quan thuộc Chính phủ, dự thảo Nghị định dự kiến sửa đổi, bổ sung theo 2 phương án: Quy định các cơ quan thuộc Chính phủ có tổ chức pháp chế độc lập hoặc bộ phận pháp chế trực thuộc Văn phòng; Cơ quan thuộc Chính phủ có tổ chức pháp chế độc lập hoặc ghép với bộ phận Văn phòng thành Văn phòng – Pháp chế.

Đối với tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, dự thảo Nghị định dự kiến sửa đổi theo hướng: thành lập Phòng pháp chế hoặc ghép tổ chức pháp chế và Thanh tra để thành lập Tổ chức – Pháp chế, hoặc Văn phòng – Pháp chế (đối với các Sở, ngành không thành lập tổ chức Thanh tra).

Riêng đối với các Phòng pháp chế được thành lập trước ngày dự thảo Nghị định này được ban hành có hiệu lực thì được tiếp tục duy trì.

Đối với các Phòng pháp chế đã ghép với các Phòng chuyên môn khác thì được duy trì trong 12 tháng, sau đó thành lập tổ chức Thanh tra – Pháp chế hoặc Văn phòng – Pháp chế.

Đối với tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước, Nghị định số 55/2011/NĐ-CP sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định các doanh nghiệp nhà nước là Tập đoàn, Tổng công ty thành lập tổ chức pháp chế; các doanh nghiệp nhà nước còn lại, căn cứ nhu cầu công tác pháp chế, người quản lý doanh nghiệp quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế hoặc bố trí nhân viên pháp chế chuyên trách…

Không "phích cứng" tiêu chuẩn người làm công tác pháp chế để thu hút nguồn lực

Tại phiên họp, các đại biểu tham gia đã đóng góp nhiều ý kiến về các nội dung của dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP như: đối tượng áp dụng; tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; tiêu chuẩn người làm công tác pháp chế và chế độ phụ cấp ưu đãi nghề dành cho người làm công tác pháp chế…

Các ý kiến tại phiên họp cũng cho thấy, trong giai đoạn hiện nay tổ chức pháp chế đang được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, có tính đặc thù.

Để thực hiện được nhiệm vụ, cán bộ pháp chế vừa phải có kỹ năng, chuyên môn về xây dựng, thẩm định, kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật, vừa phải có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực mà cơ quan được giao quản lý.

Do đó, một số đại biểu cho rằng cán bộ làm công tác pháp chế nếu không có bằng cử nhân luật, mà chỉ có bằng cử nhân của các chuyên ngành, lĩnh vực mà cơ quan, đơn vị mình quản lý nhà nước thì phải được đào tạo và cấp Chứng chỉ của cơ sở đào tạo Luật với thời gian đào tạo tương ứng với từng chức danh.

Về vấn đề tiêu chuẩn cán bộ pháp chế, đại diện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đề nghị "không nên phích cứng tiêu chuẩn của cán bộ pháp chế như hiện nay là phải có trình độ cử nhân luật".

Hiện nay Ủy ban quản lý vốn nhà nước có 19 Tập đoàn và 1 Tổng công ty chỉ có khoảng 134 người làm công tác pháp chế, còn lại là chuyên môn về tài chính kế toán và ngành nghề khác.

Nhưng những cán bộ này lại làm rất tốt công tác pháp chế. Do đó, đại diện Ủy ban đề nghị, cần sửa đổi quy định về tiêu chuẩn người làm công tác pháp chế để thu hút nguồn cán bộ pháp chế có năng lực, chất lượng cao...

Tại phiên họp, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến cảm ơn ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự phiên họp và khẳng định sẽ nghiên cứu, tiếp thu, điều chỉnh cho phù hợp.

Tiếp tục rà soát kỹ các quy định về nhiệm vụ của tổ chức pháp chế

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu ghi nhận và đánh giá cao bộ phận Thường trực và Tổ biên tập đã tích cực chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung phiên họp lần thứ nhất với nhiều thông tin chất lượng.

Cơ bản nhất trí với các nội dung dự thảo, Thứ trưởng Phan chí Hiếu đề nghị, nghiên cứu, cân nhắc việc mở rộng phạm vi điều chỉnh. Tiếp tục rà soát kỹ các quy định về nhiệm vụ của tổ chức pháp chế theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời rà soát, lược bớt một số nhiệm vụ không được pháp luật quy định mà chỉ do các thủ trưởng giao.

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cũng yêu cầu Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu các vấn đề còn có ý kiến khác nhau, quy định về tiêu chuẩn cán bộ pháp chế, về phân loại đơn vị sự nghiệp công lập…

Xem bản tin gốc Báo điện tử Chính phủ tại đây

Theo Báo điện tử Chính phủ (baochinhphu.vn)
 
Tin liên quan
Đẩy mạnh cải cách TTHC, hiện đại hóa chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Nghị quyết số 131/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Quy định mới về bảo lãnh ngân hàng
(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng thay thế Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 03/10/2012 và Thông tư số 13/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2015/TT-NHNN.
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới của Văn phòng Chính phủ
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định 79/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đẩy mạnh phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 5/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phân bổ, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
QUY ĐỊNH MỚI: Cán bộ 11 lĩnh vực, thôi giữ chức vụ từ 1-2 năm mới được thành lập, quản lý doanh nghiệp
(Chinhphu.vn) - Theo quy định mới của Bộ Tài chính, có 11 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ từ 1-2 năm.
Xác định giá truyền tải điện theo quy định mới từ ngày 22/11
(Chinhphu.vn) - Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 14/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BCT ngày 10/2/2017 quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện.
Chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND cấp tỉnh
(Chinhphu.vn) - Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-BXD hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Quy định mới về tuổi thiết bị in nhập khẩu
(Chinhphu.vn) - Nghị định 72/2022/NĐ-CP quy định cụ thể tiêu chí nhập khẩu đối với các thiết bị in.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2022
(Chinhphu.vn) - Quy định trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp yêu cầu xóa bỏ thông tin trên mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bịa đặt, sai sự thật; miễn phí cấp và sử dụng tài khoản định danh điện tử; chính sách tiền lương của một số ngành;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2022.
Sửa quy định hồ sơ công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
(Chinhphu.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 11/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

"Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức"(Điều 87, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ).

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
Văn bản được quan tâm
Liên kết nhanh
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đại biểu nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
Cổng chính phủ
Trung tâm dịch vụ HCC
Báo Khánh Hòa