Quy định mới về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập

22/09/2022 00:00        
Đọc tin

Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ cần được tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị

Quy chế chi tiêu nội bộ cần được tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị

Quy chế chi tiêu nội bộ cần được tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị

 

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó quy định rõ về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.

Theo Thông tư, để quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để thực hiện.

Bảo đảm có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

Khi thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị phải bảo đảm có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trừ các khoản được thực hiện khoán chi theo quy chế chi tiêu nội bộ và quy định của pháp luật.

Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo phù hợp với chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của đơn vị sự nghiệp công và nguồn tài chính của đơn vị, trong đó:

Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình thực tế và nguồn tài chính, đơn vị xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc cho phù hợp và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ;

Đối với chế độ công tác phí nước ngoài, chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam, đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về nội dung và mức chi;

Quy chế chi tiêu nội bộ cần được tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị

Thông tư cũng quy định, quy chế chi tiêu nội bộ cần được tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trước khi ban hành;  

Đối với các đơn vị sự nghiệp công có thành lập Hội đồng quản lý hoặc Hội đồng trường (áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp), đơn vị trình Hội đồng quản lý/ Hội đồng trường thông qua dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ trước khi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, có ý kiến bằng văn bản yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các nội dung chi chưa phù hợp với quy định của pháp luật;

Sau thời hạn nêu trên, nếu cơ quan quản lý cấp trên không có ý kiến, Thủ trưởng đơn vị ký ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ để triển khai thực hiện; đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi.

Thủ trưởng đơn vị quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận

Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình thực hiện năm trước, Thủ trưởng đơn vị quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc như: Sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng xe, điện, nước, công tác phí và các khoản khoán chi khác; kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoán chi được xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định.

Chế độ quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ chi thường xuyên không giao tự chủ, nguồn thu phí để lại chi nhiệm vụ không thường xuyên, nguồn vay nợ, viện trợ, nguồn khác (nếu có), đơn vị phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2022.

Xem bản tin gốc Báo điện tử Chính phủ tại đây

Theo Báo điện tử Chính phủ (baochinhphu.vn)
 
Tin liên quan
Quy định mới về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội giai đoạn 2022-2024
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 19/2022/QĐ-TTg ngày 22/9/2022 quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2024.
Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững
(Chinhphu.vn) - Phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản với cơ cấu tàu, nghề phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản; sản xuất an toàn, hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống ngư dân, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/9/2022 về nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững.
Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc
(Chinhphu.vn) – Ngày 20/9/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Nghị định 66/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc.
Sửa quy định về tặng Kỷ niệm chương của Bộ Nội vụ
(Chinhphu.vn) - Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 08/2022/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2019/TT-BNV ngày 15/11/2019 quy định tặng Kỷ niệm chương về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
Chủ động phòng ngừa, ứng phó thiên tai những tháng cuối năm
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành - Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vừa có công văn chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó thiên tai những tháng cuối năm 2022.
Thủ tướng ban hành Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/9/2022 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong tình hình mới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12-16/9/2022
(Chinhphu.vn) - Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm; rà soát, cắt giảm ít nhất 20% TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12-16/9/2022.
Sửa quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Quy định mới nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định số 63/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.

"Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức"(Điều 87, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ).

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
Văn bản được quan tâm
Liên kết nhanh
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đại biểu nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
Cổng chính phủ
Trung tâm dịch vụ HCC
Báo Khánh Hòa