Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

02/12/2022 00:00        
Đọc tin

(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong gần 3 năm triển khai Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển DNNVV, còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau:

Hiện chưa có khung pháp lý quy định về quản lý các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Mỗi quỹ đều có văn bản điều chỉnh riêng, dẫn đến tình trạng xảy ra nhiều vướng mắc trong quản lý và vận hành Quỹ. Trong bối cảnh đó, để Quỹ có thể triển khai được hoạt động hỗ trợ, Nghị định số 39/2019/NĐ-CP đã quy định Quỹ Phát triển DNNVV là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoạt động theo mô hình công ty TNHH 100% vốn nhà nước. Nghị định số 39/2019/NĐ-CP có các quy định đặc thù về "mô hình" áp dụng với Quỹ để phù hợp với bản chất là "quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách" và khác với quy định về "quản trị công ty TNHH 100% vốn nhà nước", ví dụ như: mục tiêu không vì lợi nhuận của Quỹ, quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý Quỹ, về phương thức cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp, về bảo đảm an toàn vốn và tỷ lệ chấp nhận rủi ro, về đánh giá kết quả hoạt động, về chế độ kế toán v.v…

Khi xây dựng Nghị định 39/2019/NĐ-CP, Cơ quan soạn thảo đã thống nhất trình Chính phủ việc xác định Quỹ là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, không phải là doanh nghiệp, nên những nội dung đặc thù của Quỹ đã được quy định cụ thể tại Nghị định, những nội dung nào cần áp dụng theo quy định pháp luật về doanh nghiệp đã được quy định cụ thể tại Nghị định 39/2019/NĐ-CP để dẫn chiếu sang các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, thực tế triển khai Nghị định số 39/2019/NĐ-CP, quy định Quỹ hoạt động theo "mô hình công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ" dễ gây nhầm lẫn với doanh nghiệp, một số đơn vị và cá nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện lại có quan điểm phải áp dụng toàn bộ quy định từ Luật doanh nghiệp vào hoạt động của Quỹ, dẫn đến nhiều vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của Quỹ trong thời gian qua, ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ DNNVV.

Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có quy định phải bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước, quy định này gây khó khăn cho Quỹ khi chuyển đổi mô hình tổ chức sang công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Quỹ hỗ trợ DNNVV thông qua cho vay hoặc tài trợ vốn thì có rủi ro xảy ra làm mất vốn, đặc biệt là hoạt động cho vay đối với DNNVV khởi nghiệp sáng tạo.

Bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ của Quỹ tiềm ẩn nhiều rủi ro khó có thể đảm bảo đồng thời mục tiêu giải ngân số lượng lớn với mục tiêu bảo đảm an toàn vốn. Do đặc thù của DNNVV Việt Nam là năng lực quản trị điều hành yếu, thông tin tài chính kém minh bạch, luôn thiếu tài sản bảo đảm, khó đáp ứng các quy định về cấp tín dụng hơn so với DN khác. Việc hỗ trợ DNNVV nói chung và DNNVV khởi nghiệp sáng tạo nói riêng luôn gặp nhiều khó khăn, rủi ro hơn so với hỗ trợ DN thông thường, đã ổn định hoạt động… Trong khi đó, quy định pháp luật hiện nay còn chồng chéo; chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ trong thực thi các nhiệm vụ có rủi ro cao. Chủ trương về đẩy mạnh cho vay, hỗ trợ các DNNVV đã được ban hành, nhưng các quy định pháp luật về cho vay thì không thay đổi như: cơ chế quản lý, quy định về an toàn vốn, quy trình, thủ tục, điều kiện, tiêu chuẩn vay, điều kiện về bảo đảm tiền vay…. Do đó, Quỹ gặp khó khăn trong việc thực hiện giải ngân cho DN.

Các DNNVV còn chưa chủ động nắm bắt thông tin, còn phụ thuộc nhiều vào vai trò tư vấn tài chính của các ngân hàng mà DNNVV có quan hệ tín dụng. Bên cạnh đó, DNNVV chưa có ý thức chủ động cung cấp thông tin tài chính minh bạch, xây dựng dự án đúng mục đích sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, tình trạng một DN có 2 hệ thống sổ sách kế toán, 2 loại báo cáo tài chính hoặc kê khai tăng nhu cầu vay vốn so với dự toán thực tế để triển khai dự án nhằm mục đích được phê duyệt hạn mức cho vay cao là phổ biến.

Do vậy, để phù hợp với quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển DNNVV, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019/NĐ-CP là cần thiết.

Hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Quỹ

Việc xây dựng Nghị định nhằm hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý, mục tiêu hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, hoạt động cho vay, hoạt động tài trợ, xử lý rủi ro, quản lý tài chính, giám sát và đánh giá hoạt động, tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành như Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự phù hợp với tình hình thực tiễn.

Dự thảo Nghị định gồm 3 Điều quy định các nội dung sửa đổi, bổ sung so với Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 của Chính phủ; quy định chuyển tiếp và điều khoản thi hành.

Trong đó, sửa đổi, bổ sung Điều 2 về Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân của Quỹ, bỏ quy định Quỹ hoạt động theo mô hình "công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ" và bổ sung quy định "Quỹ Phát triển DNNVV là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động theo quy định tại Nghị định này".

Sửa đổi, bổ sung Chương II về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức của Quỹ phát triển DNNVV (bao gồm các Điều từ Điều 5 đến Điều 14).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Xem bản tin gốc Báo điện tử Chính phủ tại đây

Theo Báo điện tử Chính phủ (baochinhphu.vn)
 
Tin liên quan
Đề xuất tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Chương trình hành động của Chính phủ phát triển KTXH vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị quyết Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đề xuất Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc
(Chinhphu.vn) - Ủy ban Dân tộc đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc.
Ngưng hiệu lực thi hành Thông tư số 24/2019/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống thiết bị phòng vệ đường ngang cảnh báo tự động
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 27/2022/TT-BGTVT quy định ngưng hiệu lực thi hành của Thông tư số 24/2019/TT-BGTVT ngày 05/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống thiết bị phòng vệ đường ngang cảnh báo tự động QCVN 104:2019/BGTVT.
Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1477/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022-2030”.
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 154/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1445/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030.
Chỉ lực lượng chuyên trách mới được tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
(Chinhphu.vn) - Chỉ có lực lượng chuyên trách hoặc lực lượng lâm thời do các đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ mới được thực hiện tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và bàn giao hài cốt liệt sĩ; các lực lượng khác tham gia phối hợp, không tự tổ chức lực lượng tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
Hướng dẫn sử dụng kinh phí bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam
(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 71/2022/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 và Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(Chinhphu.vn) - Bộ Tư pháp đang đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

"Văn bản pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như bản gốc. Trường hợp có sự khác nhau giữa Công báo in và Công báo điện tử thì sử dụng Công báo in làm căn cứ chính thức"(Điều 87, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ).

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
Văn bản được quan tâm
Liên kết nhanh
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Đại biểu nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
Cổng chính phủ
Trung tâm dịch vụ HCC
Báo Khánh Hòa